Bui Vietđăng trongTài liệu>Seo
11/09/2018
20 lượt đánh giá
5.0 5 20

Các mã thái HTTP thường gặp trong seo

Mã trạng thái HTTP là gì?

Khi bạn truy cập vào một website bất kỳ trình duyệt sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ từ đó phẩn hồi yêu cầu bằng mã bao gồm 3 chữ số và được gọi là mã trang thái HTTP. Các mã trạng thái giúp các nhà quản trị website dễ dàng chuẩn đoán lỗi website đang gặp phải từ đó đưa ra phương pháp xử giúp. Phương pháp này giúp giảm bớt thời gian tạm dừng hoạt động của website.

Mã trạng thái HTTP sẽ có các dạng 1xx, 2xx, 3xx, 4xx, 5xx với mỗi mã là một thông báo khác nhau từ máy chủ. Dưới đây là giải thích chi tiết cho từng lớp mã.

1xx: Yêu cầu được chấp nhận và máy chủ đang xử lý yêu cầu

2xx: Yêu cầu thành công và máy chủ đã cung cấp đầy đủ thông tin về trình duyệt

3xx: Chuyển hướng.

4xx: Lỗi không tìm thấy trang hoặc không thể truy cập trang.

5xx: Lỗi máy chủ.

 

Các mã HTTP quan trọng trong seo

Mã trạng thái HTTP 200 - yêu cầu thành công

Đây là mã trạng thái bất kỳ người làm seo nào cũng thích. Mã thông báo rằng đã hoàn tất các yêu cầu cảu khách truy cập, trình thu thập dữ liệu...

 

Mã trạng thái HTTP 301 - Chuyển hướng vĩnh viễn

redirect 301 được sử dụng khi nhà quản trị website muốn chuyến hướng một url này đến một url khác. Trong trường hợp này redirect 301 sẽ tự động chuyển khách truy cập và robot thu thập dữ đang truy cập url cũ sang url mới. Ngoài ra redirect 301 chuyển toàn bộ điểm chất lượng từ URL cũ sang URL mới bao gồm backlink, liên kết nội bộ, Trust rank. Đây là một trong những phương pháp xử lý trùng lập nội dung rất tốt.

 

Mã trạng thái HTTP 302 - Chuyển hướng tạm thời

Tương tự như mã 301 khi khách truy cập gặp mã 302 sẽ tự động được chuyển đến URL mới chỉ định. Thường mã 302 được sử dụng trong các trường hợp website đang bảo trì, thay đổi, đổi host khi đó toàn bộ nội dung sẽ được đặt tại tên miền và host khác.

Lưu ý: Không sử dụng mã 302 trong trường hợp muốn chuyển URL vĩnh viễn

 

Mã trạng thái HTTP 404 - Không tìm thấy

Điều này có nghĩa sever không tìm thấy thông tin phù hợp với URL được yêu cầu. Mã 404 không cho biết nội dung URL đã bị xóa vĩnh viễn hay chỉ là tạm thời. Do đó, khi khách hàng truy cập webiste gặp mã 404 thông thường sẽ thoát ngay ra và đi tìm nội dung ở webiste khác.

Đa phần các trang web đều có trang trả về mã 404 vì vậy việc thiết kế trang thông báo 404 rất quan trọng. Việc này nhằm thông báo cho khách truy cập biết nội dung đó trên website không còn tồn tại và họ có thể tìm thấy nội dung thay thế ở đâu. Trong trường hợp trang 404 có lưu lượng truy cập lớn bạn có thể sử dụng redirect 301 chuyển hướng về trang có nội dung liên quan tốt nhất.

Lưu Ý: Một số website thường tự động chuyển người dùng từ trang 404 về trang chủ. Điều này hoàn toàn không nên thực hiển bởi người dùng có thể nhầm lẫn rằng trình duyệt đang bị lỗi.

 

Mã trạng thái HTTP 410 - Đã di dời

Mã 410 có nghĩa là nội dung URL đã được di dời và không có bất kỳ URL nội dung tương đương nào trên trang web. Nói cách khác, mã 410 thông báo đến khách hàng và bot nội dung URL đang truy cập đã được loại bỏ hoàn toàn ra khỏi nội dung website.

Đối với nhà quản trị website khi thấy mã này bạn nên nên xóa mọi liên kết dẫn đến đó.

 

Mã trạng thái HTTP 500 - Lỗi máy chủ

Lỗi 500 thường xuất hiện khi máy chủ gặp sự cố như: Quá nhiều người truy cập, lỗi chuyển hướng từ file .htaccess

 

Mã trạng thái HTTP 503 - Dịch vụ không khả dụng

Mã trạng thái 503 có nghĩa là máy chủ đang bận hoặc đang bảo trì máy chủ do đó người dùng có thể quay lại sau. Trong seo, mã 503 sẽ thông báo cho các trình thu thập dữ liệu rằng website chỉ tạm thời dừng hoạt động trong một thời gian ngắn và sẽ sớm hoạt động trở lại.

 

Bình luận
Bài viết ngẫu nhiên
Bí Ngôđăng trongTài liệu>Thiết kế website
01/10/2018
Tại Sao Nên Tự Học Cách Làm Website Bằng Wordpress?
Ngày nay cùng với sự phát triển của mạng xã hội, việc bán hàng dần trở nên dễ dàng hơn. Thay vì tiếp thị sản phẩm trực diện như trước, người ta sẽ tiến hành xây dựng các website bán hàng. Thông thường sẽ có nhiều cá...
0 11986
20 lượt đánh giá
Bui Raymondđăng trongTài liệu>Seo
23/06/2022
KEI là gì? Cách sử dụng KEI để lựa chọn từ khóa seo
Nghiên cứu từ khóa là bước cực kỳ quan trọng quyết định đến 50% chiến dịch seo có mang lại hiệu quả hay không. Tuy nhiên điều này lại thường dược làm theo cảm tính không dựa trên bất kỳ chỉ số hay chiến lược đánh giá nà...
0 76017
1 lượt đánh giá
Mai Huỳnhđăng trongTài liệu>Seo
27/09/2018
Nghiên cứu từ khóa
Nghiên cứu từ khóa là gì? Nghiên cứu từ khóa là nhiệm vụ cốt lõi trong SEO nhằm xác định những từ, cụm từ phổ biến mà người dùng hay tìm kiếm, góp phần hiểu được mục đích của việc xếp hạng. Nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn...
0 8297
23 lượt đánh giá
Mai Huỳnhđăng trongTài liệu>Seo
20/09/2018
Anchor Text là gì và tối ưu Anchor text sao để hiệu quả?
Anchor Text Anchor Text là phần văn bản có thể nhìn thấy và click được của một liên kết. Trong các trình duyệt hiện tại, nó thường có màu xanh da trời và được gạch dưới. Mẫu code <a href="http://www.example.com"...
0 6232
22 lượt đánh giá
Mai Huỳnhđăng trongTài liệu>Seo
25/09/2018
03 loại SEO bạn cần biết
Trong một chiến lược SEO tổng quan, để nâng cao hiệu quả chúng ta nên chia nhỏ thành 03 loại SEO là SEO on-page, Technical SEO và SEO off-site Bằng cách chia nhỏ như thế này, chiến lược SEO của bạn sẽ dễ tối ưu hơn t...
0 8986
16 lượt đánh giá
Copyright © 2018 Spineditor