Mai Huỳnhđăng trongTài liệu>Seo
03/10/2018
4 lượt đánh giá
5.0 5 4

Thẻ mô tả trong SEO

Khi nhắc đến yếu tố content trong SEO, người ta thường chỉ nghĩ đến các nội dung hiển thị trên trang mà ít khi nghĩ đến các nội dung trong code HTML. Dĩ nhiên đọc tiêu đề là mọi người đã biết tôi đang đang nói về thẻ mô tả trong SEO hay thường gọi là thẻ meta description.

Vậy thẻ mô tả trong SEO là gì?

Thẻ mô tả trong SEO là đoạn văn bản giới thiệu, cung cấp nội dung tóm tắt của một trang web. Văn bản này xuất hiện như một thẻ meta trong code HTML của web.

Nội dung của thẻ mô tả cũng xuất hiện trong các trang kết quả tìm kiếm. Đoạn văn bản này kết hợp với thẻ tiêu đề và url sẽ tạo ra một snippet hoàn chỉnh (mẫu thông tin của một trang web) xuất hiện trong các trang kết quả tìm kiếm.

Ngoài ra thẻ mô tả cùng với thẻ tiêu đề cũng thường xuất hiện nổi bật trên dòng thời gian của của một số mạng xã hội khi chúng ta chia sẻ liên kết của bài viết đó.

Ngoài việc cung cấp thêm thông tin của bài viết, thẻ mô tả trong SEO còn có rất nhiều lợi ích khác nếu được tận dụng và tối ưu.

Tại sao nên sử dụng thẻ mô tả trong SEO

Dù Google khẳng định thẻ meta descriptions không phải là yếu tố xếp hạng nhưng nó vẫn rất quan trọng trong việc thu hút traffic và cải thiện hiển thị của trang trong trang kết quả tìm kiếm.

Thẻ mô tả như một quảng cáo mini

Khi thẻ miêu tả trong SEO xuất hiện trong các trang kết quả tìm kiếm và các trang mạng xã hội, nó đóng vai trò như một quảng cáo mini cho trang web. Người đọc sẽ hiểu hơn về nội dung của liên kết và quyết định truy cập.

Làm chủ nội dung hiển thị trong kết quả tìm kiếm

Khi bạn không sử dụng thẻ miêu tả trong SEO, các công cụ tìm kiếm và mạng xã hội sẽ tự động hiển thị phần miêu tả của liên kết.

Đoạn văn bản miêu tả có thể bị đứt khúc. Những chi tiết quan trọng sẽ bị thiếu và những thông tin không quan trọng lại hiển thị. Việc sử dụng thẻ meta description sẽ xác định rõ nội dung nào được hiển thị.

Sử dụng thẻ mô tả có chiến lược sẽ tăng tỉ nhấp chuột

Khi được tối ưu hóa phù hợp cho đối tượng người đọc, thẻ miêu tả sẽ nhận được nhiều lượt nhấp chuột. Người dùng dễ dàng biết được nội dung của liên kết có thông tin họ cần hay không.

Tỉ lệ nhấp chuột cao sẽ tăng xếp hạng tìm kiếm

Dù sự thật là thẻ miêu tả không ảnh hưởng trực tiếp thứ hạng trang nhưng nếu được chuẩn hóa SEO, nó vẫn giúp trang cải thiện được thứ hạng trong tìm kiếm.

Khi một liên kết thường xuyên được click trong kết quả tìm kiếm, nó sẽ gửi các  dấu hiệu xếp hạng tới các công cụ tìm kiếm và thông báo với chúng đây là kết quả được người dùng yêu thích. Điều này sẽ giúp trang cải thiện được vị trí xếp hạng.

Thẻ mô tả có thể là một phần của rich snippet

Các kết quả tìm kiếm thường không chỉ giới hạn trong việc hiển thị tiêu đề, url và miêu tả.

Kết hợp với các dữ liệu cấu trúc schema, nhiều trang web còn có các hiển thị đặc biệt hay còn gọi là rich snippet trong kết quả tìm kiếm. Đó có thể là những thông tin thêm như liên kết, hình ảnh, các đánh giá…

Tối ưu hóa rich snippet là một trong những cách thực hiện tốt nhất để có thể làm nổi bật thẻ miêu tả trong SEO và  cải thiện việc hiển thị trong kết quả tìm kiếm.

Cách tối ưu hóa thẻ mô tả trong SEO

Viết thẻ miêu tả cho mỗi trang, bài viết

Phương pháp thực hành tốt nhất là hãy tạo thẻ miêu tả và thẻ tiêu đề cho tất cả trang, bài viết mà bạn đăng. Nếu bạn đã có hàng trăm bài viết, hãy bắt đầu với những trang, bài viết quan trọng nhất.

Đối với các site WordPress cách tiện lợi nhất để tạo thẻ miêu tả trong SEO là sử dụng Plugin Yoast SEO.

Đừng sử dụng thẻ miêu tả trùng lặp trong SEO

Mỗi thẻ miêu tả và tiêu đề trang nên phải là duy nhất, không bị trùng lặp. Đừng sử dụng các cụm từ giống nhau cho các hiển thị đặc biệt.

Viết thẻ miêu tả khoảng 135 đến 160 ký tự

Độ dài của thẻ miêu tả trong các kết quả tìm kiếm thay đổi dựa theo màn hình, thiết bị và nhiều yếu tố kĩ thuật khác, vì vậy không có sẽ không có một tiêu chuẩn cụ thể. Để phù hợp nhất, hãy viết đoạn miêu tả có độ dài từ 135 đến 160 ký tự.

Thẻ miêu tả nên chứa từ khóa của trang

Mỗi trang nên có một từ khóa mục tiêu. Sử dụng công cụ gợi ý từ khóa để tìm thấy các từ khóa tốt nhất và hãy sử dụng từ khóa đó trong thẻ miêu tả SEO

Đừng sử dụng dấu “ngoặc kép”

Lý do là bởi vì thẻ meta descriptions nằm trong HTML. Nếu không cẩn thận dùng dấu ngoặc kép, có thể ảnh hưởng đến HTML. Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải sử dụng,  hãy dùng dấu ‘ngoặc khép đơn này’.

Hãy kêu gọi hành động trong thẻ miêu tả

Hãy sử dụng các từ ngữ mang yếu tố kêu gọi hành động để khiến người dùng thực hiện bước tiếp theo và  khuyến khích họ truy cập vào web.

Đừng cố lừa người đọc bằng thẻ mô tả

Dù mục đích chính của thẻ miêu tả là kéo người đọc vào trang, tuy nhiên bạn nên thực hiện đúng quy cách.

Đừng bao giờ dùng những nội dung lừa gạt, quảng cáo thái quá để thu hút đối tượng người đọc. Điều này sẽ khiến người đọc thất vọng và tránh xa trang của bạn, thậm chí là ảnh hưởng đến xếp hạng tìm kiếm.

Nếu nội dung trên trang không trùng khớp với thông tin thẻ miêu tả, các công cụ tìm kiếm có thể phạt trang web của bạn. Thêm vào đó, tỉ lệ thoát trang cao cũng có thể gửi dấu hiệu tiêu cực đến các công cụ tìm kiếm và báo với chúng trang web của bạn không có ích.

Sử dụng các tiêu đề tối ưu hỗ trợ cho thẻ mô tả

Không giống như thẻ miêu tả, thẻ tiêu đề có ảnh hưởng trực tiếp đến xếp hạng tìm kiếm. Nội dung thẻ tiêu đề cũng đóng vài trò quan trọng trong việc thu hút công cụ tìm kiếm và người đọc. Vì vậy để hỗ trợ các thẻ miêu tả, bạn cũng nên dùng các thẻ tiêu đề chất lượng.

Tối ưu hóa rich snippet nếu được

Hãy sử dụng dữ liệu cấu trúc Shema nếu được. Điều này rất có ích đối với các trang đánh giá, giới thiệu phương thức nấu ăn, sản phẩm thông tin sự kiện, video...

Nguồn dịch và biên tập: https://blog.alexa.com/seo-meta-descriptions/

Bình luận
Bài viết ngẫu nhiên
Mai Huỳnhđăng trongTài liệu>Seo
21/09/2018
Hiểu rõ hơn về Backlink
Backlink là gì? Backlink còn được gọi là inbound link hay incoming link, được tạo ra khi một website có liên kết với một site khác. Nói dễ hiểu, backlink là một liên kết ngoài của một site khác trỏ tới site của bạn. ...
0 6642
22 lượt đánh giá
Bui Vietđăng trongTài liệu>Seo
17/09/2018
Meta robots và x-robots-tag
Meta robots và x-robots-tag
Một là thẻ nằm trong HTMl của trang. Hai là thẻ được gửi dưới dạng tiêu đều HTTP là x-robots-tag. Cả 2 loại meta robots và x-robots-tag đều sử dụng các tham số giống nhau để gửi yêu cầu đến bot. Điều khác biệt chính giữa 2 loại thẻ robots này là cách thông số được truyền đi.
0 6974
15 lượt đánh giá
Mai Huỳnhđăng trongTài liệu>Seo
25/09/2018
03 loại SEO bạn cần biết
Trong một chiến lược SEO tổng quan, để nâng cao hiệu quả chúng ta nên chia nhỏ thành 03 loại SEO là SEO on-page, Technical SEO và SEO off-site Bằng cách chia nhỏ như thế này, chiến lược SEO của bạn sẽ dễ tối ưu hơn t...
0 6523
16 lượt đánh giá
Ngô Bíđăng trongTài liệu>Marketing
03/11/2018
Hành Trình Khách Hàng Trong Digital Marketing
Bạn đang nắm giữ một số lượng lớn những khách hàng tiềm năng từ các phương tiện truyền thông. Làm thế nào để chuyển đổi họ thành những người mua (sử dụng) dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp. Hành trình khách hàng sẽ là c...
0 13945
1 lượt đánh giá
Mai Huỳnhđăng trongTài liệu>Seo
05/10/2018
19 thủ thuật SEO tối ưu hóa bài viết
Bài viết này chia sẻ 19 thủ thuật SEO tối ưu hóa bài viết, giúp trang của bạn cải thiện vị thứ xếp hạng, thu hút cả người đọc lẫn các công cụ tìm kiếm. Các thủ thuật đầu tiên sẽ giúp các bạn tìm kiếm được cá từ khóa...
0 20399
13 lượt đánh giá
Copyright © 2018 Spineditor