Ngô Bíđăng trongTài liệu>Seo
08/11/2018
20 lượt đánh giá
5.0 5 20

Phương pháp giúp người mới SEO nghiên cứu từ khoá

SEO là một trong những phương pháp giúp website của bạn được nhiều người biết đến hơn thông qua việc hiển thị thứ hạng cao trên thanh công cụ tìm kiếm của Google và các đối tác. Nếu là một người làm marketing chuyên nghiệp bạn chắc chắn phải biết đến tầm quan trọng của các từ khóa trong quá trình SEO. Vì thế hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn các bước nghiên cứu từ khóa thông qua bài viết này để phục vụ cho chiến lược quảng bá, kinh doanh của mình…đặc biệt là đối với những bạn mới bắt đầu nghiên cứu về SEO.

Nghiên cứu từ khóa là gì?

Nghiên cứu từ khóa là công đoạn cực kỳ quan trọng đối với mỗi một dự án SEO của doanh nghiệp. Đây là quá trình mà bạn sẽ vận dụng tất cả những kiến thức, thông tin mình có được về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, những công cụ hỗ trợ, nghiên cứu về thị trường và người dùng…để tạo lập nên một danh sách những từ khóa mà bạn tin chắc rằng khách hàng của mình sẽ sử dụng chúng để tìm kiếm dữ liệu về loại dịch vụ/sản phẩm mà công ty bạn đang kinh doanh.

Nghiên cứu từ khóa đóng vai trò vô cùng quan trọng, định hướng và quyết định độ hiệu quả, sự thành công của cả chiến dịch SEO về lâu dài. Ngoài ra nó còn tạo tiền đề cho việc hình thành và phát triển các chiến lược marketing của doanh nghiệp. Chính vì thế bạn phải đầu tư nhiều thời gian, công sức cho điều này ngay từ đầu.

Quá trình nghiên cứu từ khóa cho chiến lược SEO?

Quá trình này về cơ bản sẽ trải qua 6 bước cụ thể dưới đây:

Bước 1: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Bất kỳ lĩnh vực nào cũng vậy, nếu bạn “biết địch biết ta thì trăm trận trăm thắng” và chiến lược SEO cũng không ngoại lệ. Trước khi bắt đầu vào việc thiết lập danh sách từ khóa bạn cần phải hiểu rõ những đối thủ cạnh tranh của mình trên thị trường hiện giờ đang làm gì, làm như thế nào, ở đâu và đặc biệt họ đã dùng cách thức gì để thực hiện các chiến dịch SEO.

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để làm gì? Đầu tiên là học hỏi từ những thành công mà họ đã đạt được và rút kinh nghiệm từ những chiến dịch mà họ đã thất bại tránh cho doanh nghiệp mình đi vào vết xe đổ như vậy. Thứ hai là từ các thông tin về đối thủ mà bạn thu thập được, từ đó chúng ta sẽ đưa ra giải pháp, kế hoạch để làm tốt hơn họ gấp nhiều lần.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công cụ sẽ hỗ trợ hơn trong việc nghiên cứu đối thủ ở nhiều khía cạnh. Bạn không nên phải lo lắng nhé.

Bước 2: Lập danh sách những chủ đề có liên quan

Quá trình nghiên cứu sẽ bắt đầu bằng việc bạn lập ra một danh sách những chủ đề lớn mà bạn mong muốn trang web của mình sẽ được xếp hạng. Thông thường hãy chọn ra khoảng 5 – 10 chủ đề mà bạn nghĩ quan trọng đối với doanh nghiệp và sau đó sử dụng chúng để lên ý tưởng cho từ khóa.

Dù là chủ đề nào đi chăng nữa thì hãy luôn nhớ chúng phải phục vụ cho nhu cầu của đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp bạn hướng đến.

Bước 3: Điền từ khóa vào những chủ đề lớn

Sau đã hoàn tất công đoạn chọn ra 5 – 10 chủ đề lớn, bạn sẽ tiếp tục lên ý tưởng thô cho bộ từ khóa. Hãy tìm hiểu và thử phân tích các cụm từ bạn cho là người ta sẽ tìm kiếm nhiều và gần nhất với bộ từ khoá. Cố gắng nghĩ ra càng nhiều từ khóa càng tốt và đừng bỏ qua bất kỳ cụm từ nào cả, cứ liệt kê và liệt kê ra hết.

Bước 4: Tìm kiếm những từ khóa liên quan

Giai đoạn này đòi hỏi bạn phải thật sáng tạo để nghĩ ra thật nhiều ý tưởng từ khóa. Bạn có thể dạo một vòng quanh Google để tìm kiếm xem đâu là những từ khóa có liên quan với chủ đề mà bạn đang triển khai. Những phần gợi ý đến từ Google chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều đấy. Nếu bạn không muốn dùng Google thì có thể sử dụng phần mềm gợi ý từ khóa của Spineditor để nghiên cứu nhé.

Bước 5: Kết hợp giữa cụm từ ngắn, dài trong các chủ đề lớn

Theo đơn giản thì cụm từ ngắn (Headed terms) là những cụm từ dài khoảng 1-3 chữ ngắn gọn và thể hiện rất rõ ràng về nhu cầu còn từ khóa dài (Long-tail keyword) sẽ có độ dài từ 3 chữ trở lên.

Việc kết hợp những cụm từ khóa ngắn, dài khác nhau sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong chiến lược SEO. Bởi lẽ, những cụm từ khóa ngắn thường được tìm kiếm nhiều hơn. Vì thế mức độ cạnh tranh thứ hạng của này sẽ cao hơn rất nhiều lần so với cụm từ khóa dài. Từ khóa dài lại thể hiện một cách chính xác nhu cầu tìm kiếm cụ thể của khách hàng và những đối tượng truy vấn dạng từ khóa này thường sẽ có nhu cầu với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp cao hơn (khách hàng tiềm năng). Thế nên, đừng nên sử dụng riêng lẻ 2 loại này mà hãy thử kết hợp chúng với nhau với tần suất xuất hiện hợp lý nhất để tránh cảm giác bạn đang cố chèn quá nhiều từ khoá gây nhàm chán cho người đọc. Đó là cách tốt nhất để bạn tạo ra được bộ từ khóa chất lượng dành cho chiến lược SEO của công ty dành cho website của mình.

Bước 6: Sử dụng Google Keyword Planner để cô đọng bộ từ khóa

Sau khi đã trải qua đầy đủ giai đoạn 5 bước trên thì nhiệm vụ tiếp theo nhưng không kém phần quan trọng là bạn sẽ phải cô đọng tất cả từ khóa của mình để cho ra bộ từ khóa chất lượng phục vụ cho các chiến dịch. Một trong những công cụ sẽ hỗ trợ bạn làm điều này một cách tốt nhất là Keyword Planner. Với công cụ này bạn có thể tìm được lượng tìm kiếm, ước lượng traffic của từ khóa để quyết định sẽ dùng từ khóa nào. 

Ngoài ra để theo dõi xu hướng, sự biến động của từ khóa bạn có thể dùng công cụ Google Trends. Nó sẽ cho bạn thấy được lưu lượng truy vấn của từ khóa đó thấp hay cao, dự báo có trở nên hot hay không, xu hướng tìm kiếm sắp tới là gì…để bạn cân nhắc trước khi quyết định đầu tư vào từ khóa đấy.

Bình luận
Bài viết ngẫu nhiên
Ngô Bíđăng trongTài liệu>Marketing
19/11/2018
6 Tip hay giúp bạn tối ưu hóa Fanpage Facebook hiệu quả
6 Tip hay giúp bạn tối ưu hóa Fanpage Facebook hiệu quả
Trong thời đại như hiện này, thì các mạng xã hội đang dần trở thành một kênh truyền thông, bán hàng phổ biến. Và Facebook được xem là một trong các trang mạng xã hội lớn nhất Việt Nam hiện nay. Để có thể tối ưu hóa fan...
0 13244
8 lượt đánh giá
Ngô Bíđăng trongTài liệu>Marketing
21/10/2018
Hướng dẫn lên chiến lược Marketing hiệu quả
Hướng dẫn lên chiến lược Marketing hiệu quả
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại đã kéo theo sự thay đổi không ngừng của những chiến dịch Digital Marketing trong thời điểm này. Sự cạnh tranh trên các lĩnh vực kinh doanh ngày càng gia tăng đòi hỏi các ...
0 13434
11 lượt đánh giá
Mai Huỳnhđăng trongTài liệu>Seo
08/10/2018
Google bàn về việc xử lý bài viết/trang có lượt truy cập thấp
Google bàn về việc xử lý bài viết/trang có lượt truy cập thấp
Trên Hangout trò chuyện với các quản trị web, John Mueller (người phát ngôn của Google và là chuyên viên phân tích xu hướng quản trị web) đã đưa ra lời khuyên hữu ích để xử lý những nội dung có ít lưu lượng truy cập. ...
0 20813
20 lượt đánh giá
Mai Huỳnhđăng trongTài liệu>Seo
24/09/2018
Link Equity là gì và các yếu tố nào ảnh hưởng đến nó
Link Equity là gì và các yếu tố nào ảnh hưởng đến nó
Link equity là gì? Link equity hay còn được biết với cái tên khá khó hiểu là link juice, là một yếu tố xếp hạng của các công cụ tìm kiếm dựa trên ý tưởng cho rằng những liên kết sẽ chuyền  giá trị và độ uy tín của...
0 5368
24 lượt đánh giá
Ngô Bíđăng trongTài liệu>Seo
05/09/2018
Hướng dẫn sử dụng phần mêm Spineditor
Hướng dẫn sử dụng phần mêm Spineditor
Gợi ý từ khóa Công cụ giúp tạo bộ từ khóa dựa trên từ khóa gốc nhập vào. Ngoài ra công cụ kiểm tra lượng tìm kiếm, độ cạnh tranh và số lượng website có title. Các bước thực hiện 1.     &nbs...
0 59672
16 lượt đánh giá
Copyright © 2018 Spineditor