Bí Ngôđăng trongTài liệu>Thiết kế website
02/10/2018
12 lượt đánh giá
4.9 5 12

Những Hàm Cơ Bản Trong Wordpress Và Cấu Trúc Theme

Những Hàm Cơ Bản Trong Wordpress Và Cấu Trúc Theme

Chắc chắn trong quá trình lập trình wordpress bạn phải đụng đến các hàm, cấu trúc theme. Do đó tiếp nối chuỗi bài viết về cách tạo website bằng Wordpress, chúng ta sẽ tìm hiểu thông tin về một số hàm cơ bản cũng như cấu trúc theme và đồng thời hướng dẫn cho các bạn cách đặt tên file sao cho chính xác, hợp lý.

1. Những hàm cơ bản

  • bloginfo() và get_bloginfo(): là hàm lấy dữ liệu wordpress của web site bạn đang sử dụng, nó lấy các dữ liệu chung như: tiêu đề trang web, đường dẫn trang web, version của wordpress đang dùng…

  • get_header(), get_footer(), get_sidebar(): Hàm này hoạt động tương tự hàm include() trong php. Chức năng của nó là nối file header.php, footer.php và sidebar.php vào file khác.
  • wp_head() và wp_footer(): đây là 2 hàm bổ sung các thành phần còn thiếu cho website của bạn. Khi bạn xem tài nguyên của 1 trang web wordpress, bạn sẽ thấy ngoài những đường link css, js của mình nó còn xuất hiện thêm những đường link khác từ các pluign hay từ hệ thống. Đó chính là chức năng của hàm này. Nó sẽ bổ sung những thành phần khi người lập trình khai báo hoặc của các plugin vào phần head hay phần footer của trang web.
  • Các hàm lấy dữ liệu trong Post (Bài viết): các hàm này thường được sử dụng trong các vòng lặp get post hay dùng trong file single.php… Có chức năng lấy thông tin của bài viết như: tiêu đề bài viết, đường dẫn bài viết, ảnh đại diện, nội dung, tác giả, ngày post…Ví dụ như:
  • the_permalink() – Hiển thị thị đường dẫn của bài viết
  • the_title() – Hiển thị tiêu đề của bài viết
  • the_content() – Hiển thị nội dung chi tiết của bài viết
  • the_excerpt() – Hiển thị nội dung mổ tả cho bài viết
  • the_ID() – Hiển thị id của bài viết
  • the_tags() – Hiển thị các thẻ của bài viết
  • the_date() – Hiển thị ngày đăng bài viết
  • the_category() – Hiển thị các chuyên mục của bài viết.
  • the_author_posts_link() –  Hiển thị tác giả của bài viết.
  • Các hàm lấy dữ liệu của Category (Chuyên mục): Các hàm này thường được sử dụng trong các vòng lặp lấy dữ liệu chuyên mục và thường nằm trong các file. Trong đó:
  • category_description() – Hiển thị mô tả của chuyên mục
  • tag_description() – Hiển thị mô tả của thẻ (tag).
  • get_queried_object_id() – Hiển thị ID chuyên mục hiện tại
  • wp_dropdown_categories() – Hiển thị danh sách category với dạng dropdown.
  • single_cat_title() – Hiển thị tên chuyên mục trong truy vấn.
  • single_tag_title() – Hiển thị tên thẻ (tag) trong truy vấn.
  • wp_tag_cloud() – Hiển thị mây thẻ.
  • Một số hàm điều kiện trong Wordpress:
  • Comments_open( $args ): kiểm tra chức năng bình luận của post hiện tại có đang được mở hay không.
  • has_tag( $args ): kiểm tra post hiện tại có được đặt Tag hay không.
  • has_term ( $args ): kiểm tra post hiện tại có chứa một term của bất kỳ taxonomy nào hay không. Ví dụ bạn có một category mang tên là ABC thì cái ACB đó chính là term của taxonomy tên Category.
  • in_category( $args ): kiểm tra post hiện tại có nằm trong category nào hay không.
  • is_404(): kiểm tra trang bạn đang truy cập có bị lỗi 404 hay không
  • is_admin(): kiểm tra bạn có đang truy cập vào trang quản trị của WordPress hay không.
  • is_archive(): kiểm tra xem bạn có đang truy cập vào trang lưu trữ của bất kỳ một taxonomy nào hay không.
  • is_attachment(): kiểm tra xem bạn có đang truy cập vào trang hiển thị tài liệu đính kèm trong post hay không (Media).
  • is_author( $args ): kiểm tra bạn có đang xem trang lưu trữ của một tác giả nào đó hay không.
  • is_child_theme(): kiểm tra nếu theme hiện tại đang sử dụng là child theme hay theme bình thường.
  • is_comments_popup(): kiểm tra trang hiện tại đang truy cập có phải là trang popup của comment hay không.
  • is_date(): kiểm tra trang đang truy cập có phải là trang lưu trữ dạng ngày tháng hay không.
  • is_day(): kiểm tra xem trang bạn đang xem có phải là trang lưu trữ theo ngày hay không.
  • is_feed(): kiểm tra xem đối tượng bạn đang xem có thuộc trang RSS Feed hay không.
  • is_front_page(): kiểm tra xem trang hiện tại bạn đang xem có phải là trang chủ mà đã được thiết lập trong Settings -> Reading hay không.
  • is_home(): kiểm tra xem trang hiện tại của bạn có là trang chủ hay không. Kết quả sẽ trả về là TRUE nếu bạn không thiết lập trang chủ trong Settings -> Reading hoặc bạn thiết lập một trang trở thành Post page trong Settings -> Reading.
  • is_month(): kiểm tra xem trang đang xem có phải là trang lưu trữ theo háng hay không.

2. Cấu trúc Themes Wordpress và cách đặt tên file

  • index.php – Hiển thị định dạng trảng chủ
  • header.php – Hiện thị định dạng phần đầu (phần header) của trang web
  • footer.php – Hiển thị định dạng phẩn cuối (Phần footer) của trang web
  • sidebar.php – Hiển thị định dạng phần cột bên của trang web
  • functions.php – Chứa các hàm, các khai báo, viết thêm chức năng
  • category.php – Hiển thị định dạng trang chuyên mục
  • category-{slug-category}.php – Hiện thị định đạng trang chuyên mục theo đường đẫn chuyên mục, ví dụ slug-category là tin-tuc thì chuyên mục tin tức sẽ được hiện thì thông qua file này, còn các chuyên mục còn lại sẽ được hiển thị thông qua file category.
  • single.php – Hiển thị định dạng trang bài viết chi tiết
  • page.php – Hiển thị định dạng của 1 trang (page trong wordpress)
  • search.php – Hiển thi định dạng của trang kết quả tìm kiếm
  • 404.php – Hiển thị định dạng trang không tồn tại
  • author.php – Hiển thị định dạng trang tác giả
  • archive.php – Mình gọi là file hiển thị trang lưu trữ -nếu như file category.php, 404.php, search.php mà không có thì nó sẽ chạy file này.
  • style.css – Đây là file css khai báo thông tin của thêm và định dạng css cho theme
  • screenshot.png – Hình ảnh đại diện cho theme
  • archive-{slug_post_type}.php – Hiển thị định dạng nội dung của trang post_type. Ví dụ mình có post_type sản phẩm có slug là product, Thì mình phải thêm 1 file có tên là archive-product.php
  • single-{slug_post_type}.php – Hiển thị nội dung trang chi tiết của post type. Ví dụ single-product.php file này hiển thị nội dung chi tiết của post type product.
  • taxonomy-{slug_taxonomy}.php – Hiển thị định dang nội dung của taxonomy tương ứng

Ngoài ra còn 1 số thư mục bổ sung cho giao diện như. css, js, images, fonts…

Bình luận
Bài viết ngẫu nhiên
Mai Huỳnhđăng trongTài liệu>Seo
05/11/2018
03 yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của backlink
Xây dựng backlink là nhiệm vụ thiết yếu trong một kế hoạch SEO hiệu quả. Các backlink thường báo cho các công cụ tìm kiếm biết rằng site này được đánh giá cao, đáng tin cậy và do đó xứng đáng xuất hiện trong top các k...
0 16306
10 lượt đánh giá
Bí Ngôđăng trongTài liệu>Marketing
05/11/2018
Khai thác hiệu quả và tối ưu báo cáo Facebook Ads
Trước đây, khi Báo cáo của quảng cáo Facebook chính là “bí mật” của các Marketers có kiến thức và những Marketers còn lại khó có thể hưởng lợi từ bản Báo cáo này. Nhưng từ khi Facebook thiết kế lại Ads Manager, các bản...
0 14945
5 lượt đánh giá
Mai Huỳnhđăng trongTài liệu>Seo
24/09/2018
Link Equity là gì và các yếu tố nào ảnh hưởng đến nó
Link equity là gì? Link equity hay còn được biết với cái tên khá khó hiểu là link juice, là một yếu tố xếp hạng của các công cụ tìm kiếm dựa trên ý tưởng cho rằng những liên kết sẽ chuyền  giá trị và độ uy tín của...
0 6751
24 lượt đánh giá
Bí Ngôđăng trongTài liệu>Marketing
13/11/2018
7 Bước Để Tạo Một Chiến Dịch Viral Marketing
Trong những năm gần đây, phải nói là chìa khóa vàng cho truyền thông marketing chính là viral marketing. Đây không chỉ là một phương pháp ít tốn kém chi phí mà còn mang lại hiệu quả cao, có thể giúp cho cả những th...
0 18325
1 lượt đánh giá
Mai Huỳnhđăng trongTài liệu>Seo
19/09/2018
Liên kết ngoài External Link và tại sao nó cực quan trọng?
External Links, liên kết ngoài Liên kết ngoài là siêu liên kết trỏ đến bất kỳ tên miền khác. Nói dễ hiểu, nếu một web nào đó có link trỏ tới site của bạn thì đó là một liên kết ngoài. Tương tự, nếu bạn có link trỏ tới ...
0 5736
16 lượt đánh giá
Copyright © 2018 Spineditor