Mai Huỳnhđăng trongTài liệu>Seo
12/10/2018
16 lượt đánh giá
5.0 5 16

10 yếu tố không ảnh hưởng đến thứ hạng website

Tôi nghe mọi người bàn tán rất nhiều về việc các yếu tố này hay các yếu tố kia ảnh hưởng đến xếp hạng tìm kiếm của một website. Bên cạnh việc một trong số đó thật sự có ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp, cũng có rất nhiều yếu tố không ảnh hưởng trực tiếp đến việc xếp hạng của Google và không đến mức khiến chúng ta phải quá quan tâm như nhiều người đề xuất.

Trong bài viết này tôi sẽ trình bày 10 yếu tố không thật sự ảnh hưởng đến xếp hạng tìm kiếm của Google.

1. Tuổi của website

Có nhiều quan điểm trái chiều về yếu tố này. Nhưng liệu Google có thật sự quan tâm việc website của bạn đã hoạt động từ 1998 hay 2008 hoặc 2016?

Sự thật, Google không hề quan tâm tới vấn đề tuổi của website mà chỉ quan tâm tới việc nội dung trang web của bạn có ích với người dùng hay không, có sự uy tín, có được liên kiết hay các dấu hiệu xếp hạng khác hay không.

Nhưng giả như bạn lập website từ 1998 và duy trì phát triển nội dung trang web cho tới hiện tại thì sẽ có chút tương quan. Vì với ngần ấy thời gian phát triển, rất có thể bạn đã xây dựng nhiều liên kết, tạo được sự uy tín cũng như nhiều dấu hiệu xếp hạng khác mà Google thật sự quan tâm.

Và Google sẽ càng hoan nghênh hơn nữa, nếu bạn chỉ mới tạo web từ 2016 và chỉ trong khoảng thời gian ngắn 02 năm đã đạt được các yếu tố, chỉ số xếp hạng như ví dụ giả định trên.

2. Việc sử dụng hay không sử dụng các ứng dụng và dịch vụ của Google

Nhiều người lo sợ Google sẽ giám sát thông qua các tài khoản Google Analytics, AdSense và dựa vào đó để phân loại và xếp hạng. Những nội dung trong Gmail hay Google Docs sẽ bị Google xem xét?

Nếu phát hiện Google tọc mạch tài khoản Gmail của người dùng để tìm hiểu xem bạn có gian lận bằng cách mua link hay bạn trông có vẻ không uy tín như trên thế giới web hay đại loại thế, tôi cam đoan Google sẽ ngừng hoạt động trước tiên, các kĩ sư phát triển các sản phẩm trên cùng với các kỹ sư làm việc ở mảng tìm kiếm hầu hết cũng sẽ nghỉ việc ngay.

Vì vậy đừng quá lo lắng về việc có nên sử dụng hay không sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Google.

3. Tổng số lượt like, chia sẻ từ các mạng xã hội như Facebook, Google + và Twitter

Nếu bài viết của bạn có tổng lượt chia sẻ trên Facebook là 17000 lần. Quá tuyệt vời, lượng chia sẻ nhiều thật đấy. Nhưng liệu Google có quan tâm? Sự thật là Google chả quan tâm, thậm chí không xem xét hay sử dụng nó.

Nhưng nếu những người chia sẻ đó thực hiện tiếp các hành động khác và dẫn tới việc truy cập trình duyệt, tìm kiếm, tăng tỉ lệ click vào trang, tăng thương hiệu của web, tăng sự hiện diện của thương hiệu web trong kết quả tìm kiếm và có được các liên kết. Nếu vậy, Google thật sự quan tâm những thứ đó.

Vì vậy, một cách gián tiếp chúng có thể ảnh hưởng đến xếp hạng tìm kiếm. Còn trực tiếp, xin trả lời là không.

4. Tỉ lệ thoát trang hay thời gian trên site

Đây cũng là chủ đề gây nhiều tranh cãi. Nếu thời gian trên site của web bạn là 2 phút và thấp hơn so với mức chuẩn trung bình theo ngành trong Google Analytics. Liệu việc này có ảnh hưởng đến xếp hạng trang web của bạn?

Không nhất thiết. Có thể là do khách truy cập đó đến từ những nguồn khác hay có thể là do website của bạn tải siêu nhanh, khách truy cập có được thông tin họ cần một cách nhanh chóng và vì vậy thời gian trên trang của họ thấp hơn hay tỉ lệ thoát trang của họ cao hơn.

Chỉ cần site của bạn không khiến người dùng quay lại trang kết quả tìm kiếm và chọn kết quả khác vì không đáp ứng được thông tin họ cần, mọi thứ đều sẽ ổn.

Vì vậy, đừng quá quan tâm đến tỉ lệ thoát trang hay thời gian trên site của web bạn.

5. Các kĩ thuật, nền tảng code bạn sử dụng thiết lập website

Bạn đang sử dụng một số thư viện JavaScript như Node hay React, của Facebook hay của Google? Nếu bạn sử dụng của Facebook, liệu Google có gây khó khăn? Câu trả lời là không. Facebook thì có thể, do các vấn đề về bằng sáng chế, nhưng dù sao thì chúng ta cũng không lo lắng về điều đó.

Sử dụng .NET hoặc code HTML thô? Tất cả đều ổn, không thành vấn đề. Chỉ cần Google có thể thu thập dữ liệu từng URL này với nội dung duy nhất, nguyên bản không trùng lặp, và nội dung mà Googlebot thấy và nội dung mà khách truy cập thấy là giống nhau, Google sẽ không quan tâm đến việc bạn thiết lập trang web bằng ngôn ngữ lập trình hay nền tảng nào.

6. Có hay không có Knowledge Panel phía bên phải kết quả tìm kiếm

Đôi khi bạn nhận được knowledge panel với một ít thông tin từ Wikipedia và hiển thị cả sitelink khi bạn tìm kiếm tên thương hiệu website của mình. Kết quả tìm kiếm thường là một tập hợp kết quả từ trang web của riêng bạn và được trình bày theo kiểu thụt lề. Điều đó có tác động đến thứ hạng của bạn không?  Sự thật, nó sẽ không ảnh hưởng đến xếp hạng của website bạn cho bất kỳ truy vấn tìm kiếm nào khác.

Việc được hiển thị knowledge panel hay sitelink trong trường hợp này chỉ có ý nghĩa là bạn sẽ tỉ lệ nhấp chuột cao hơn và đây đúng là điều tốt. Nhưng nó chỉ đúng với điều kiện bạn tìm kiếm với từ khóa thương hiệu web của mình. Nó sẽ không ảnh hưởng đến vị thứ xếp hạng nếu bạn tìm kiếm với các từ khóa khác không liên quan tới thương hiệu site của bạn.

7. Sử dụng chung Hosting hay lựa chọn hosting giá rẻ

Nhìn chung vấn đề này không ảnh hưởng trực tiếp tới thứ hạng của trang web chỉ cần nó không ảnh hưởng đến tốc độ tải trang hay thời gian vận hành.

8. Sử dụng các mặc định của Google

Khi Google thu thập dữ liệu trang web dù bạn không có tệp robots.txt hoặc có tệp robots.txt nhưng không bao gồm bất kỳ loại trừ, bất kỳ sự không cho phép nào hay không có thẻ meta robot, Google sẽ mặc định thu thập thông tin và lập chỉ mục tất cả các liên kết.


Vì vậy việc sử dụng thẻ meta robot “index, follow” hay sử dụng thuộc tính rel = follow bên trong liên kết hoặc tệp robots.txt chỉ định rằng Google có thể thu thập thông tin mọi thứ, tất cả đều không ảnh hưởng đến xếp hạng tìm kiếm.

Nếu thích, bạn vẫn có thể sử dụng bình thường. Chỉ co điều sự thật là Google không hề quan tâm.

9. Các ký tự dùng để chia tách trong yếu tố tiêu đề

Yếu tố tiêu đề trang nằm trong phần đầu của tài liệu và nó có thể gồm phần tên thương hiệu của bạn và sau đó là dấu tách và một số từ và cụm từ sau đó, hoặc cách khác, từ và cụm từ, dấu tách rồi mới đến tên thương hiệu.

Có vấn đề gì nếu dấu phân tách đó là thanh dọc thẳng đứng hoặc dấu gạch ngang hoặc dấu hai chấm hoặc bất kỳ ký tự đặc biệt nào khác mà bạn muốn sử dụng?

Sự thật là  Google không quan tâm. Bạn không cần phải lo lắng về nó. Đây đơn thuần là vấn đề sở thích cá nhân.

10. Việc sử dụng tiêu đề và các thẻ H1, H2, H3

Nhiều người cho rằng nếu đặt tiêu đề bài viết trong thẻ H2 không phải H1, Googe sẽ đánh giá nó ít quan trong. Điều này không hoàn toàn đúng. Thực tế khi bạn sử dụng các thẻ H1 hoặc H2 hoặc H3, Google chỉ hiểu theo kiểu “À, cái này to, ở trên cùng và được in đậm, nó ắt hẳn tiêu đề. Còn cái này thì nhỏ hơn, có lẽ là tiêu đề phụ.”

Cho dù bạn sử dụng H5 hay H2 hay H3, đó là CSS trên site của bạn và phụ thuộc vào thiết kế của bạn. Dĩ nhiên cách tốt nhất trong HTML là đảm bảo rằng tiêu đề chính phải là H1. Tuy nhiên tôi làm điều này chỉ vì mục đích thiết kế và để HTML và CSS đẹp và rõ ràng chớ không phải vì đây là quan điểm của Google. Nếu thiết kế website của bạn bảo rằng không thể dùng H1, chỉ có thể dùng H2 thôi bởi vì lý do nào đó. Mọi chuyện vẫn ổn, đừng quá lo lắng về điều này.

Trên đây là 10 yếu tố không ảnh hưởng trực tiếp đến website nhưng vẫn khiến nhiều người phải lao đao suy nghĩ về chúng. Hy vọng với bài viết này, mọi người sẽ đỡ được phần mệt mỏi và tập trung vào những điều thiết thực hơn để cải thiện xếp hạng trang.

Nguồn dịch và biên tập: 10 Things that DO NOT (Directly) Affect Your Google Rankings - Whiteboard Friday/ Moz Blog

Bình luận
Bài viết ngẫu nhiên
Mai Huỳnhđăng trongTài liệu>Seo
19/09/2018
Liên kết ngoài External Link và tại sao nó cực quan trọng?
External Links, liên kết ngoài Liên kết ngoài là siêu liên kết trỏ đến bất kỳ tên miền khác. Nói dễ hiểu, nếu một web nào đó có link trỏ tới site của bạn thì đó là một liên kết ngoài. Tương tự, nếu bạn có link trỏ tới ...
0 5146
16 lượt đánh giá
Ngô Bíđăng trongTài liệu>Marketing
03/11/2018
Hành Trình Khách Hàng Trong Digital Marketing
Bạn đang nắm giữ một số lượng lớn những khách hàng tiềm năng từ các phương tiện truyền thông. Làm thế nào để chuyển đổi họ thành những người mua (sử dụng) dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp. Hành trình khách hàng sẽ là c...
0 14305
1 lượt đánh giá
Ngô Bíđăng trongTài liệu>Thiết kế website
06/10/2018
Tự Chỉnh Sửa Hình Ảnh Đăng Blog Wordpress
Hình ảnh là một trong những yếu tố quan trọng, thu hút người vào xem website của bạn. Do đó ngoại trừ việc biết thiết lập, cài đặt trang web thì bạn còn cần phải có kĩ năng chỉnh sửa hình ảnh để phục vụ cho website của...
0 19777
10 lượt đánh giá
Bui Vietđăng trongTài liệu>Seo
14/09/2018
robots.txt
robots.txt
Theo định nghĩa robots.txt là một tệp văn bảo được tạo ra nhằm ngăn cản các trình thu thập dữ liệu cách thu thập thông  tin trên website. Tệp robots.txt là một phần của robots exclusion protocol (REP),
0 6386
14 lượt đánh giá
Ngô Bíđăng trongTài liệu>Marketing
16/11/2018
3 Sai lầm cần tránh khi làm Digital Marketing
Khi các cuộc chiến marketing ngày càng cạnh tranh khốc liệt thì doanh nghiệp và các công ty đua nhau đưa ra những chiến lược digital marketing hấp dẫn, nhằm thu hút khách hàng và cạnh tranh với đối thủ. Các ch...
0 15465
1 lượt đánh giá
Copyright © 2018 Spineditor